Khái niệm viêm loét dạ dày – tá tràng vốn được nhiều người biết tới, đó là tình trạng tổn thương viêm hoặc loét niêm mạc ở vị trí dạ dày hoặc ở hành tá tràng. Dạ dày và hành tá tràng nối liền nhau, và những triệu chứng khi bị viêm loét cũng tương tự nhau, việc điều trị cũng không quá khác biệt nên nếu chưa nội soi xác định đúng vị trí và mức độ thì khi có những triệu chứng điển hình, bệnh vẫn được gọi chung là viêm loét dạ dày – tá tràng.

  1. Nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày và viêm loét hành tá tràng


    Các nguyên nhân gây bệnh gồm có:
  • Vi khuẩn, virus hoặc nấm: thường gặp nhất là vi khuẩn Helicobacter pylori
  • Hóa chất, thuốc: một số hóa chất ăn mòn như kiềm mạnh hoặc acid mạnh, thuốc lá, cồn, rượu, một số loại thuốc ảnh hưởng đến dạ dày như aspirin, nhóm NSAIDs…
  • Chế độ ăn uống: ăn các chất gây kích ứng dạ dày, các món quá chua, cay, nhiều dầu mỡ, ăn uống thất thường, bỏ bữa, ăn ít, thiếu dinh dưỡng kéo dài
  • Stress cơ thể và stress tâm lý: sau chấn thương, bỏng diện rộng, thường hay lo âu, căng thẳng kéo dài, mất ngủ, thức khuya
  • Chịu ảnh hưởng của tia xạ hoặc do các bệnh khác ảnh hưởng
Cách phân biệt viêm loét dạ dày và viêm loét hành tá tràng
Cách phân biệt viêm loét dạ dày và viêm loét hành tá tràng
  1. Phân biệt triệu chứng của viêm loét dạ dày và viêm loét hành tá tràng

    Triệu chứng của 2 căn bệnh này thoạt nhìn có vẻ giống nhau nhưng thực ra là rất nhiều điểm khác nhau.

  • Triệu chứng của viêm loét dạ dày

Đau vùng thượng vị (vùng bụng trên, ngay phía dưới xương ức), cơn đau âm ỉ hoặc nóng rát. Đau có thể dịu xuống hoặc tăng lên khi ăn uống.

Buồn nôn, nôn, ợ hơi, đầy hơi, chán ăn

Căng chướng bụng sau khi ăn hoặc khi đói

Nếu có xuất huyết thì đi cầu phân đen hoặc nôn ra máu, có thể đau dữ dội, giảm huyết áp, da tái xanh, vã mồ hôi, tim đập nhanh…


Cách phân biệt viêm loét dạ dày và viêm loét hành tá tràng
Cách phân biệt viêm loét dạ dày và viêm loét hành tá tràng
  • Triệu chứng của bệnh viêm loét hành tá tràng

Đau vùng thượng vị giống như viêm loét dạ dày, có khi nghiêng về phía bụng trên bên phải. Đau nhiều và rát hoặc đau âm ỉ, thường đau lúc đói và có dấu hiệu giảm khi ăn uống.

Buồn nôn, nôn, ợ hơi, đầy hơi, chán ăn

Các dấu hiệu viêm loét hành tá tràng cũng gần tương tự như viêm loét dạ dày, sự khác biệt lớn nhất là viêm loét dạ dày có nguy cơ dẫn đến ung thư dạ dày nhưng viêm loét hành tá tràng thì không dẫn đến ung thư. Rất nhiều các trường hợp viêm (hoặc loét) dạ dày kết hợp với viêm (hoặc loét) hành tá tràng, chỉ khi nội soi xác định được chắc chắn vị trí viêm loét là ở đâu.

Hướng điều trị cả hai trường hợp cũng nhằm vào các mục tiêu:
  • Giảm yếu tố gây viêm loét
  • Tăng cường bảo vệ niêm mạc
  • Diệt vi khuẩn Helicobacter pylori hoặc nấm (nếu có)
  • Giảm đau, giảm co thắt

Cho dù là viêm loét ở dạ dày hay tá tràng thì bệnh nhân cũng cần đảm bảo chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Dùng thuốc hoặc thảo dược giúp nhanh lành và tránh tái phát.

Vị An Gpharm – Phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả bệnh đau, loét dạ dày, tá tràng

Vị An G-Pharm 60 viên
Vị An G-Pharm 60 viên

Thành phần

  • Tinh chất Nghệ đen
  • Tinh dầu nghệ vàng
  • Mật ong thiên nhiên
  • Thành phần khác vừa đủ 1 viên

Quy cách

  • Hộp 60 viên nang mềm

Công dụng

  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Hỗ trợ điều trị đầy bụng, ăn không tiêu, ợ chua, ợ nóng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính gây rối loạn tiêu hóa.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đối tượng sử dụng

  • Người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị.
  • Người bị viêm đại tràng mãn tính gây rối loạn tiêu hóa

Cách dùng

  • Mỗi ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần uống 1 viên.
  • Mỗi đợt nên dùng liên tục ít nhất 1 tháng và có thể tiếp tục sử dụng cho đến khi đạt kết quả tốt nhất.
  • Có thể sử dụng ngay khi có cơn đau dạ dày giúp hỗ trợ điều trị cắt cơn đau một cách an toàn và hiệu quả.