NGHIÊN CỨU MỚI HIỆU QUẢ GẤP ĐÔI CHO BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Theo nghiên cứu Lâm sàng (1) do bệnh viện Y học Cổ truyền Tp.HCM thực hiện cho thấy kết quả vượt trội đối với nhóm nghiên cứu (sử dụng Vị An G-Pharm kết hợp thuốc điều trị theo đơn bác sĩ) so với nhóm chứng (đơn trị thuốc theo đơn bác sĩ) trong điều trị cho bệnh nhân viêm loét dạ dày – tá tràng:

  1. Kết quả nội soi(1) cho thấy: 100% bệnh nhân nhóm nghiên cứu giảm mức độ viêm dạ dày. Trong đó, trên 72% bệnh nhân hoàn toàn bình phục, không còn hình ảnh tổn thương dạ dày.
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LÂM SÀNG Nhóm nghiên cứu Nhóm chứng
Tỷ lệ hồi phục hoàn toàn vết tổn thương viêm dạ dày 72,73% 32.26%
Giảm các triệu chứng Đau thượng vị 79,23% 61,1%
Khó tiêu 79,23% 60,8%
Khó tiêu 80,78% 64,06%
Buồn nôn 82,16% 59,15%
  1. So với nhóm chứng, nhóm nghiên cứu cho kết quả vượt trội: gấp 2,6 lần, dựa trên hình ảnh nội soi trước và sau đợt điều trị
  2. Kết quả nghiên cứu dược lý(2) còn cho thấy, Vị An G-Pharm có tác dụng bảo vệ dạ dày bởi các tác nhân:
  • Trước tổn thương loét gây bởi rượu.
  • Trước tổn thương loét do stress tâm lý.
  • Trước tổn thương loét do dùng nhóm thuốc kháng viêm không steroid (NSAID)
  1. Quá trình lâm sàng còn cho thấy Vị An G-Pharm được dung nạp tốt, không gây triệu chứng gì bất lợi trong suốt thời gian nghiên cứu.
  2. Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh diễn ra lâu dài, dễ tái phát, nên việc dùng thuốc trong thời gian dài cần cân nhắc đến hiệu quả điều trị và tác dụng phụ trên các cơ quan khác. Vì vậy, lựa chọn hướng kết hợp sản phẩm có nguồn gốc thảo dược được các chuyên gia khuyến khích.

NGHIÊN CỨU CẢI THIỆN TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG CỦA VIÊN VỊ AN G-PHARM KẾT HỢP OMEPRAZOL TRÊN BỆNH NHÂN VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG (1)

MỞ ĐẦU

Viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh lý khá phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, đa dạng về lâm sàng, gây nhiều hậu quả nghiêm trọng, kể cả biến chứng tiền ung thư và ung thư.

VỊ AN G-PHARM gồm: Nghệ đen, Mật ong, Tinh dầu nghệ. Nghiên cứu trên lâm sàng qua 2 giai đoạn nhằm đánh giá tính an toàn và tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng của viên VỊ AN G-PHARM kết hợp với thuốc điều trị theo đơn bác sĩ trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng trong 4 tuần nghiên cứu.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Giai đoạn 1:

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, không có nhóm chứng, sắp xếp ngẫu nhiên.. Thực hiện trên bệnh nhân độ tuổi từ 18-30 tuổi , trung vị của tuổi 25,5; khỏe mạnh bình thường, có chức năng gan, thận bình thường, hiện không dùng bất kỳ loại thuốc nào.

Giai đoạn 2:

Nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng mở, có nhóm chứng, sắp xếp ngẫu nhiên. Thực hiện trên bệnh nhân được chẩn đoán bệnh viêm loét DDTT. Theo dõi, đánh giá mức độ giảm các triệu chứng cơ năng của hội chứng viêm loét dạ dày DDTT mỗi 2 tuần nghiên cứu và tỉ lệ bệnh nhân cải thiện mức độ viêm DDTT sau 4 tuần nghiên cứu bằng nội soi.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Giai đoạn 1

VỊ AN G-PHARM không làm tăng men gan, không ảnh hưởng trên tế bào máu và chức năng thận. VỊ AN G-PHARM không làm thay đổi các chỉ số sinh hiệu: mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở.

Giai đoạn 2:

Sau 4 tuần dùng VỊ AN G-PHARM 3viên/ngày kết hợp thuốc điều trị theo đơn bác sĩ:

  • Tỷ lệ giảm đau thượng vị 79,23%
  • Tỷ lệ giảm khó tiêu 79,57%
  • Tỷ lệ giảm đầy bụng 80,78%
  • Tỷ lệ giảm buồn nôn 82,16%
  • Tỷ lệ giảm viêm loét (qua nội soi) 100%

KẾT LUẬN

Giai đoạn 1:

VỊ AN G-PHARM được dung nạp tốt, không gây triệu chứng gì bất lợi; men gan, tế bào máu, huyết áp, chức năng thận không bị ảnh hưởng

Giai đoạn 2:

Sau thời gian 4 tuần liên tục, viên nang VỊ AN G-PHARM kết hợp thuốc điều trị theo đơn bác sĩ có tác dụng làm giảm rõ rệt các triệu chứng cơ năng của viêm dạ dày tốt hơn sử dụng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ đơn thuần.

Trên nội soi, VỊ AN G-Pharm giúp cải thiện mức độ viêm dạ dày tốt hơn so với chỉ dùng thuốc điều trị theo đơn bác sĩ.


Tài liệu lưu hành nội bộ được trích dẫn từ:

(1) Bệnh viện Y Học cổ truyền Tp.HCM – mã số đề tài CS/CT/14/01 – Nghiên cứu Lâm sàng Đánh giá tính an toàn và tác dụng cải thiện triệu chứng lâm sàng của viên Vị An G-Pharm kết hợp Omeprazol trên bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng – Thạc sĩ Bác sĩ Nguyễn Công Minh, Thạc sĩ Bác sĩ Lê Thị Hồng Nhung và các đồng sự.

(2) Viện Dược Liệu – Trung tâm Sâm và Dược liệu Tp.HCM – Khảo sát một số tác dụng dược lý của viên thực phẩm chức năng Vị An G-Pharm – PGS. Tiến sĩ Nguyễn thị Thu Hương, Thạc sĩ Trần Mỹ Tiên, Thạc sĩ Mai Thành Chung và các đồng sự.