Khi bị viêm loét dạ dày, ngoài việc điều trị theo sự chỉ dẫn của bác sĩ thì việc điều chỉnh chế độ dinh dưỡng hợp lý là điều cực kì quan trọng. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn thắc mắc rằng, không biết viêm loét dạ dày không nên ăn gì? Cần tránh những món nào? Để các bạn có thể hiểu thêm phần nào về các chế độ ăn uống cũng như kiến thức cần thiết trong việc điều trị bệnh, chúng tôi sẽ chia sẻ với các bạn, những thực phẩm mà bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không nên ăn.

Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

Viêm loét dạ dày là do tình trạng có sự hiện diện của tổn thương loét trên niêm mạc dạ dày. Vì vậy bệnh nhân cần phải tránh những thực phẩm và đồ uống sau:

  1. Bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không nên ăn, uống các thực phẩm  và chất kích thích như rượu, cà phê, ca cao, nước trà đậm, tiêu, ớt, cà ri… Đây làm một là nguyên nhân gây nên bệnh rất phổ biến nên hạn chế và ngừng không ăn trong khi đang chữa bệnh. Caffeine có thể làm tăng sản xuất acid dạ dày, có thể làm tăng kích thích và gây ra những cơn đau dạ dày. Rượu có thể gây kích ứng và mài mòn niêm mạc dạ dày và dẫn đến chảy máu từ vết loét của bạn.

    Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
    Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?

     

  2. Nhóm thực phẩm thứ hai nên hạn chế là các loại thực phẩm có tẩm ướp nhiều gia vị hoặc thức ăn đóng hộp, thức ăn chế biến sẵn; món ăn chiên xào nhiều dầu mỡ; các loại thịt quay, thịt tái, thịt hun khói, thịt nguội, xúc xích, lạp xưởng, thịt hộp, mắm mặn; hạn chế bột ngọt. Tất cả các thức ăn cay, chiên và béo có thể gây kích ứng dạ dày vì thế bạn nên tránh chúng trong khi bạn đang có một vết loét dạ dày. Mặc dù tỏi có chứa flavonoid tuy nhiên tỏi cũng có thể dẫn tới chứng ợ nóng vì vậy khi ăn cần chú ý tới phản ứng của cơ thể 
  3. Một nhóm nữa mà bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không nên ăn là thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, dễ gây đầy bụng, khó tiêu, dễ dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản
  4. Thực phẩm làm tăng độ acid trong dạ dày là loại thực phẩm mà bệnh nhân bị viêm loét dạ dày không nên ăn. Bao gồm những loại trái cây như cam, chanh, ổi, xoài xanh, những loại quả chua… Cũng nên chú ý không nên trái cây chua ngay sau khi sử dụng đồ hải sản bởi nó có thể dẫn đến những phản ứng gây khó tiêu, đau bụng, buồn nôn, ợ hơi, ợ chua. Đây là các loại thực phẩm có tính axit cao có thể gây kích ứng dạ dày của bạn trong khi bạn có một vết loét.

    Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
    Viêm loét dạ dày không nên ăn gì?
  5. Tránh ăn các đồ ăn tươi sống hoặc các món tái như sushi, thịt tái, trứng sống mà nên chế biến kỹ trước khi ăn. Những thực phẩm tươi sống hoặc chưa được chế biến kỹ dễ gây khó tiêu và đó cũng là nguồn chứa vi khuẩn H. pylori – là một trong những tác nhân chính gây viêm loét dạ dày, hoặc chứa những vi khuẩn khác gây rối loạn tiêu hóa
  6. Ăn quá nhiều chất xơ: chất xơ rất tốt cho cơ thể với nhiều tác dụng như tránh táo bón, giảm mỡ máu…, tuy nhiên chỉ nên ăn vừa đủ và ăn kèm đa dạng những loại thực phẩm khác. Không nên ăn quá nhiều chất xơ vì sẽ gây khó tiêu, giảm hấp thu 1 số chất khác. Quá nhiều chất xơ còn làm dạ dày phải hoạt động nhiều hơn, vì vậy chỉ nên ăn 1 lượng vừa đủ các loại đậu, khoai môn, rau hẹ, rau cần, củ cải.

    Trên đây là các thực phẩm bạn không nên ăn khi bị viêm loét dạ dày. Chế độ ăn uống ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị dứt điểm căn bệnh này. Vì vậy bạn cần có thái độ nghiêm túc, thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học để đảm bảo việc chữa bệnh tốt nhất. Chúc các bạn thành công!

Vị An Gpharm – Phòng ngừa và hỗ trợ hiệu quả bệnh đau, loét dạ dày, tá tràng

Vị An G-Pharm 60 viên
Vị An G-Pharm 60 viên

Thành phần

  • Tinh chất Nghệ đen
  • Tinh dầu nghệ vàng
  • Mật ong thiên nhiên
  • Thành phần khác vừa đủ 1 viên

Quy cách

  • Hộp 60 viên nang mềm

Công dụng

  • Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Hỗ trợ điều trị đầy bụng, ăn không tiêu, ợ chua, ợ nóng.
  • Hỗ trợ điều trị bệnh viêm đại tràng mạn tính gây rối loạn tiêu hóa.

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh

Đối tượng sử dụng

  • Người bị bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.
  • Người thường bị đầy bụng, ăn không tiêu, ợ chua, ợ nóng, nóng rát vùng thượng vị.
  • Người bị viêm đại tràng mãn tính gây rối loạn tiêu hóa

Cách dùng

  • Mỗi ngày uống 3 lần sau ăn, mỗi lần uống 1 viên.
  • Mỗi đợt nên dùng liên tục ít nhất 1 tháng và có thể tiếp tục sử dụng cho đến khi đạt kết quả tốt nhất.
  • Có thể sử dụng ngay khi có cơn đau dạ dày giúp hỗ trợ điều trị cắt cơn đau một cách an toàn và hiệu quả.