Một số bệnh nhân viêm dạ dày có thể gặp phải triệu chứng khó thở. Đây là một vấn đề không nên chủ quan, vì chứng khó thở xuất hiện khi bị viêm dạ dày có thể báo hiệu những bệnh và biến chứng nguy hiểm khác nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

Chứng khó thở khi bị viêm dạ dày cảnh báo điều gì?

Khó thở không phải là triệu chứng xảy ra với những bệnh nhân chỉ bị viêm loét dạ dày thông thường.

Chứng khó thở khi bị viêm dạ dày có thể báo hiệu bạn đã bị trào ngược dạ dày – thực quản. Khi dịch vị có tính acid mạnh và thức ăn bị đẩy lên theo đường thực quản, làm cơ thể xảy ra phản xạ đóng nắp thanh quản để tránh thức ăn tràn vào phổi làm cho không khí lưu thông trong đường thở bị ngắt quãng. Ngoài ra, acid dịch vị làm kích thích co thắt cơ trơn thực quản đã gây ra chứng khó thở ở bệnh nhân viêm dạ dày có trào ngược.

Thực tế, trào ngược dạ dày là một vấn đề thường gặp và hầu hết mọi người đều bị trào ngược dạ dày ít nhất một lần trong đời. Theo thống kê, khoảng 20% dân số gặp phải tình trạng trào ngược. Tuy nhiên, nếu trào ngược dạ dày thực quản có kèm thêm viêm dạ dày hoặc tăng acid dịch vị sẽ dễ trở thành bệnh trào ngược dạ dày thực quản mãn tính. Khi đó, việc mô thực quản phải tiếp xúc quá nhiều với acid dịch vị sẽ khiến nó bị tổn thương và tăng nguy cơ phát triển thành ung thư thực quản. Hiện nay ở Việt Nam, có khoảng hơn 7 triệu người đã được chẩn đoán bị bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Thực tế con số này có thể lớn hơn do có nhiều người mắc bệnh nhưng chưa được chẩn đoán.

Khi còn ở giai đoạn nhẹ, trào ngược dạ dày thực quản thường có biểu hiện ợ hơi, ợ nóng, ho khan, buồn nôn và nôn,… Các triệu chứng này thường không được bệnh nhân quan tâm đúng mực và dễ nhầm sang bị rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên nếu đã xuất hiện tình trạng khó thở có nghĩa là bệnh đã tiến triển sang giai đoạn nặng hơn thậm chí là có thể đã xuất hiện biến chứng.

Trào ngược dạ dày thực quản có thế gây ra biến chứng gì?

Khi không được quan tâm và điều trị đúng mực, chứng trào ngược dạ dày có thể tiến triển thành các biến chứng sau:

– Tác động của acid dịch vị lên niêm mạc thực quản gây ra viêm thực quản rồi tiến triển thành loét thực quản. Các vết loét có thể gây chảy máu, gây đau.

– Chít hẹp thực quản do hình thành các mô sẹo từ vết viêm và loét. Khi thực quản bị hẹp, bệnh nhân sẽ bị khó nuốt, nuốt nghẹn.

– Xuất hiện u bướu thực quản tại các vị trí viêm.

– Barrett thực quản: là tình trạng các tế bào lót của ở vùng thấp thực quản bị biến đổi màu sắc và thành phần do tiếp xúc lặp đi lặp lại với acid dạ dày. Trong một số trường hợp, tế bào ở thực quản có thể bị biến đổi thành các tế bào ruột (dị sản, loạn sản ruột). Đây được coi là tiền ung thư thực quản.

– Trào ngược thức ăn hoặc dịch vị vào đường hô hấp gây tổn thương phế quản, phổi

– Phát triển thành ung thư thực quản: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất, điều trị khó khăn và có tỉ lệ tử vong cao. Khoảng 90% bệnh nhân phát hiện mình bị ung thư thực quản khi bệnh đã ở giai đoạn cuối có di căn và không thể chữa trị.

Bên cạnh đó, bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản còn gặp phải các biến chứng trên đường tai – mũi – họng (khoảng 60%) với các biểu hiện như viêm họng, khàn giọng, ho mạn tính, viêm xoang mạn,…

Vậy cần phải làm gì để ngăn ngừa nguy cơ trào ngược dạ dày thực quản và biến chứng của nó?

Chứng trào ngược dạ dày thực quản bắt nguồn từ dạ dày có thể được phòng ngừa ngay từ sớm bằng cách điều trị nguyên nhân gây bệnh. Bên cạnh đó khi bệnh nhân bị viêm dạ dày phát hiện mình có kèm triệu chứng khó thở, nên nghĩ ngay đến trường hợp mình đã bị chứng trào ngược dạ dày  thực quản. Bệnh nhân cần phải đến bệnh viện để được thăm khám trực tiếp và chẩn đoán chính xác, từ đó đưa ra biện pháp điều trị phù hợp. Hiện nay, đối với viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản, thì biện pháp điều trị ban đầu đều là kiểm soát hoặc trung hòa acid dạ dày thông qua việc sử dụng các thuốc antacid, thuốc chẹn thụ thể H2, thuốc ức chế bơm proton,…

Ngoài ra, bệnh nhân cần chú ý chế độ ăn uống – sinh hoạt giúp duy trì hệ tiêu hóa khỏe mạnh và ngăn ngừa các yếu tố nguy cơ làm trầm trọng hơn viêm dạ dày và trào ngược dạ dày thực quản.

Hiện nay, phương pháp dùng các sản phẩm từ thảo dược được áp dụng rất nhiều, vì không những giúp giảm trào ngược và bảo vệ niêm mạc tiêu hóa hiệu quả mà còn hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn, người bệnh ăn ngon miệng hơn. Một trong những sản phẩm thảo dược đã được nghiên cứu trên lâm sàng là Vị An G-pharm. Vị An G-Pharm giúp giảm trào ngược với những biểu hiện như , ợ chua, ợ nóng, nóng rát thượng vị, buồn nôn; giúp nhanh lành vết viêm và hỗ trợ tiêu hóa trong các trường hợp viêm dạ dày – tá tràng đầy bụng, khó tiêu, căng chướng bụng, kém ăn.

Đỗ Vy